TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI SỎI THẬN

Tìm hiểu về các bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những bệnh lý phổ biến của đường tiết niệu. Sỏi được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hoặc hàm lượng chất khoáng trong nước tiểu quá cao gây lắng đọng, lâu ngày sẽ tích tụ thành viên sỏi. Diễn biến bệnh sỏi thận rất âm thầm và hầu như người bệnh không cảm thấy gì cho tới khi sỏi phát triển to gây đau đớn. Bạn có biết sỏi cũng được phân loại ra nhiều loại không vì các chất tạo nên sỏi có nhiều loại nên người ta chia sỏi thận ra làm 4 loại sỏi thận gồm: sỏi canxi, sỏi nhiễm trùng, sỏi axit uric, sỏi cystin. Mỗi loại sỏi có các nguyên nhân và cách chữa trị cũng khác nhau.

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI SỎI THẬN

Tìm hiều về các loại sỏi thận 

Sỏi canxi

Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, mật độ khác nhau. Nguyên nhân chính là tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng cao. Bình thường thận đào thải khoảng 300 mg canxi qua nước tiểu trong một ngày, trong trường hợp nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800 – 1.000mg trong 24h với chế độ ăn bình thường.

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI SỎI THẬN
Tìm hiều về các loại sỏi thận 

Nguyên nhân thứ 2 là giảm citrat niệu. Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kmáu thì thường citrat niệu giảm. Khi thiếu citrat nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh sỏi.

Nguyên nhân thứ ba là nước tiểu quá bão hòa về oxalat. Thức ăn chứa nhiều oxalat hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này hoặc ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn chuyển hoá. Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm: cần tây, tỏi tây, củ cải, rau cải, khoai lang, đậu xanh, đậu tương, bí, ớt, cà tím, măng tây, đào lộn hột, rau diếp, nho, mận và trà…

Sỏi cystin

Sỏi cystin rất hiếm, hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này.

Tùy thuộc vào từng loại sỏi, kích thước lớn hoặc nhỏ của sỏi mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp. Các loại sỏi nhỏ, sỏi bùn, sạn thận, bệnh nhân được chỉ định thuốc uống bào mòn sỏi, khi sỏi nhỏ đến một mức độ nhất định sẽ theo đường nước tiểu ra ngoài. Những loại sỏi lớn, kết hợp thuốc và các phương pháp y học hiện đại: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, mổ nội soi, tán sỏi ngược dòng…

Đồng thời, bệnh nhân cần biết cấu tạo, phân chất sỏi của mình để có biện pháp ăn uống, sinh hoạt phòng bệnh tái phát.

Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng

Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi struvit là do nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu, vi khuẩn giải phóng chất khiến giảm hòa tan struvit, tạo điều kiện hình thành sỏi. Người ta thấy sự xuất hiện sỏi struvite hầu như luôn luôn đi kèm với tình trạng tắc nghẽn hay nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế, trong trường hợp này, việc dùng kháng sinh được xem là một bước bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình điều trị.

Sỏi axit uric

Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi.

Nguyên nhân là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu đi kèm. Sỏi acid uric gặp trong tăng acid uric máu, bệnh gout, trong một số trường hợp di truyền, béo phì, những người tiểu đường kháng insulin Người bệnh nên có những xét nghiệm về bệnh mắc kèm và cần giảm ăn những thức ăn quá nhiều đạm.

Bệnh nhân khi cảm thấy những cơn đau ở vùng thận không rõ nguyên nhân thì nên tới gặp bác sĩ để có chuẩn đoán sớm tránh những cơn đau hành hạ bạn. Nếu đó là sỏi nhỏ thì có thể trôi ra ngoài theo đường nước tiểu nhưng nếu sỏi lớn thì phải cần tới sự can thiệp của thuốc hoặc phẫu thuật thì bệnh mới ra ngoài.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *