NHẬN DẠNG BỆNH VIÊM CẦU THẬN MÃN TÍNH

Bệnh viêm cầu thận mãn tính khiến cho thận mất khả năng loại bỏ chất độc hại và dư thừa ra ngoài cơ thể. Dây còn được gọi là căn bệnh cầu thận, bệnh có thể là cấp tính hoặc mãn tính.Nguyên nhân gây bệnh là do viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận có hội chứng thận hư, có thể do bệnh toàn thể hoặc do bệnh chuyển hóa như bệnh đái tháo đường. Đối với người bị viêm cầu thận mạn tính thì ăn nhạt là vấn đề rất quan trọng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu giữ nước, phù và tăng huyết áp, cắt giảm đạm và kali tiêu thụ để làm chậm sự tích tụ các chất thải trong máu nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho thận.Bệnh viêm cầu thận mãn  tính rất dễ dẫn đến căn  bệnh suy thận rất nguy hiểm. Vì thế cần sớm nhận dạng bệnh để có hướng điều trị tích cực.

>> soi than cap

NHẬN DẠNG BỆNH VIÊM CẦU THẬN MÃN TÍNH

Nguyên nhân 

  • Do viêm cầu thận cấp (10-20%).
  • Do viêm cầu thận có hội chứng thận hư
  • Do các bệnh toàn thể như Lupus, bệnh hệ thống như ban dạng thấp…
  • Bệnh chuyển hóa: đái tháo đường…
  • Bệnh cầu thận di truyền.
  • Không rõ nguyên nhân.
  • Ngoại trừ bệnh cầu thận nguyên phát với tổn thương tối thiểu hầu hết các bệnh ở cầu thận đều dẫn đến viêm cầu thận mạn. Do đó việc phát hiện sớm và phòng ngừa các nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp, cải thiện môi trường và sức khỏe ở cộng đồng và giải quyết tốt các bệnh nhiễm trùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh và làm chậm sự tiến triển của viêm cầu thận mạn, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Triệu chứng của bệnh

  • Một bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn tính có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
  •  nước tiểu màu sẫm, màu váng sắt hay nước tiểu màu nâu do có máu trong nước tiểu, nước tiểu có bọt.
  •  Phù nhẹ, trung bình hoặc nặng, tái phát nhiều lần.
viêm cầu thận khiến cho bệnh nhi bị phù chân
  •  Đái ít, lượng nước tiểu thay đổi tùy từng bệnh nhân và giai đoạn bệnh. 
  •  Tăng huyết áp: ở giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp thấp. Nhưng khi suy thận giai đoạn III, IV, tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp trên 80%. 
  • Thiếu máu: khi chưa có suy thận, không có thiếu máu hoặc chỉ thiếu máu nhẹ, nhưng khi có suy thận, thiếu máu xuất hiện và ngày càng nặng dần, đôi khi liên quan chặt chẽ với các giai đoạn suy thận.
  •  Các triệu chứng biểu hiện hội chứng urê máu cao: khi đã có suy thận như nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, các biểu hiện tim mạch, thần kinh, toan máu gây thở sâu, rối loạn nhịp thở và nặng nhất là hôn mê do urê máu cao.
  •  Khi bệnh tiến triển từ từ có thể bao gồm các biểu hiện: sút cân, nôn và buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, ngứa, đi tiểu nhiều vào ban đêm, hay bị co giật cơ bắp, chuột rút, chảy máu cam…

Phòng và điều trị các yếu tố gây viêm cầu thận mạn nặng thêm

  • Điều trị cao huyết áp nếu có.
  • Điều trị các ổ nhiễm khuẩn nếu có.
  • Hạn chế không nên có thai ở những bệnh nhân viêm cầu thận mạn.
  • Hạn chế đạm khi bệnh nhân có biểu hiện suy thận.
  • Không dùng thuốc độc với thận.

Viêm cầu thận mạn là bệnh hay gặp, việc điều trị viêm cầu thận mạn mục đích chính là điều trị bảo tồn, phòng các yếu tố nguy cơ dẫn đến sự tiến triển nhanh của bệnh là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình kéo dài cuộc sống của người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *