TÌM HIỂU VỀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể con người .Nếu chúng ta không biết cách chăm sóc cũng như bảo vệ thận thì sẽ khiến nó dần suy yếu mà mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó có hôi chứng thận hư. Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng gồm các triệu chứng như phù nhiều; protein niệu cao; giảm protein máu, đặc biệt là albumin; tăng lipit và cholesterol máu. Việc nâng cao nhận thức về căn bệnh này là thật sự cần thiết.
TÌM HIỂU VỀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Phù do hội chứng thận hư

TÌM HIỂU VỀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Nguyên nhân gây ra bệnh thận hư

Bệnh chủ yếu thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, khoảng trên 90% số trẻ mắc bệnh về đường tiết niệu vào điều trị tại các bệnh viện ở các tỉnh phía Bắc là do hội chứng thận hư.

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chủ yếu của bệnh gây ra tổn thương phổ biến nhất là xơ hóa cầu thận lan tỏa. Do lượng đường trong máu cao phá hủy những mạch máu của bệnh viêm cầu thận dẫn đến bệnh thận do đái tháo đường.

Quá trình thận tổn thương diễn ra âm thầm, từ từ trong nhiều năm. Biểu hiện chính của bệnh là kích thước thận to ra do phì đại và tăng sinh tế bào, xét nghiệm thấy protein niệu. Những tổn thương ở thận nếu không được ngăn chặn, chữa trị kịp thời có thể gây ra suy thận. Khi đã bị suy thận hoàn toàn, bệnh nhân chỉ có thể lọc máu bằng chạy thận nhân tạo hoặc cấy ghép thận mới để tiếp tục sống.

Phòng ngừa bệnh bằng cách khống chế đường máu và điều trị tăng huyết áp sẽ làm chậm tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường.

Hội chứng thận hư có thể xảy ra sau khi nhiễm trùng, do thuốc, nhiễm độc thai nghén, rối loạn do di truyền, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống như tiểu đường, lupus ban đỏ hệ thống, đa u tủy, và thoái hoá dạng bột. Hội chứng thận hư có thể kèm theo suy thận bao gồm: viêm vi cầu thận, xơ hóa cầu thận khu trú và từng vùng.

Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh thận hư là so sự lắng đọng chất dạng tinh bột protein xơ ở ngoại bào của một hay nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện của bệnh là thận to ra do lắng đọng các chất dạng tinh bột, cầu thận chứa đầy chất lắng đọng, bệnh nhân tử vong chủ yếu do suy tim và suy thận. Với thận hư gây ra do lắng đọng chất dạng tinh bột có thể điều trị bằng phương pháp ghép thận là giải pháp duy nhất.

Bệnh thận hư cũng có thể bị gây ra do lupus ban đỏ hệ thống.

HCTH có triệu chứng gì?

Triệu chứng chủ yếu trong HCTH là phù ngoại biên, xuất hiện khi nồng độ albumin máu hạ dưới 30g/lít. Phù còn do giữ muối (bởi bệnh thận) hoặc do giảm áp lực keo trong lòng mạch.

Thời gian đầu, phù chỉ ở những tổ chức lỏng lẻo như mi mắt hoặc bàn chân nhưng nhanh chóng thành phù mọng đa màng. Bệnh nhân có thể bị khó thở do phù phổi và tràn dịch màng phổi hoặc chèn ép cơ hoành do cổ trướng.

Triệu chứng tức bụng do cổ trướng cũng thường gặp. Trong HCTH, bệnh nhân thường dễ bị nhiễm khuẩn do mất các globulin miễn dịch và các thành phần bổ thể qua nước tiểu.

Điều trị HCTH như thế nào?

Khi bệnh nhân mất protein, cần hạn chế vừa phải lượng protein đưa vào cơ thể (0,5 – 0,6g/kg/ngày) vì thường thấy chức năng thận giảm ở một số thể bệnh khi ăn nhiều protein.

Mặt khác vẫn phải bù đủ lượng protein mất qua nước tiểu hàng ngày để tránh cân bằng âm. Cần hạn chế cho bệnh nhân ăn muối là cách điều trị phù chủ yếu.

Bên cạnh đó đa số bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc lợi tiểu như thiazid, lasix để chống phù. Cả hai thuốc này đều gắn mạnh với protein. Nếu hạ albumin máu nặng, thuốc đến cầu thận ít, nên cần dùng liều cao. Việc kết hợp hai thuốc này làm tăng tác dụng lợi tiểu, nhất là khi có phù nhiều, tràn dịch màng phổi và cổ trướng.

Tăng lipid máu, thường có tăng cholesterol máu và tăng triglycerid máu. Thay đổi chế độ ăn và tập thể dục vẫn được khuyến khích.

Tình trạng tăng đông, nếu hạ albumin máu dưới 20g/lít có thể có tình trạng tăng đông. Bệnh nhân bị HCTH thường bị mất các chất như kháng thrombin III, protein C, protein S qua nước tiểu và tăng hoạt hoá tiểu cầu. Do đó rất dễ xảy ra tắc các tĩnh mạch thận và các tĩnh mạch nơi khác do khối đông. Vì vậy, bệnh nhân cần dùng thuốc chống đông từ 3 – 6 tháng. Trường hợp bệnh nhân bị tắc mạch thận hoặc có các khối đông tái phát cần phải điều trị chống đông suốt đời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *