CÁC LOẠI BỆNH SỎI THẬN THƯỜNG GẶP PHẢI

Sỏi thận là một bệnh thường gặp hiện nay ở nhiều người. Thông thường, hầu hết mọi người thường nghĩ bệnh sỏi thận chỉ duy nhất là do cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng canxi. Tuy nhiên, thực tế bệnh sỏi thận là do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều loại sỏi. Chính vì thế, người bệnh cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về các loại sỏi trong bệnh sỏi thận để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả.

CÁC LOẠI BỆNH SỎI THẬN THƯỜNG GẶP PHẢI

Sỏi canxi

Đây là loại sỏi phổ biến nhất trong bệnh sỏi thận, chiến phần lớn ở những người mắc bệnh. Sỏi canxi được xác định với đặc trưng là các viên sỏi cứng với hình dạng, kích thước khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Các nguyên nhân gây ra sỏi canxi bao gồm:
– Nguyên nhân do tăng hấp thụ canxi trong ruột hoặc trong ống thận. Người bệnh hấp thụ quá nhiều lượng canxi trong chế độ ăn uống sẽ khiến cho lượng caxi đào thải qua nước tiểu lớn vượt mức bình thường sẽ gây nên bệnh sỏi thận.
– Nguyên nhân do giảm citrat niệu. Bình thường, citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Trong các trường hợp citrat niệu bị giảm xuống do một nguyên nhân nào đó như nhiễm khuẩn tiết niệu sẽ gây bão hòa muối canxi trong nước tiểu gây nên bệnh sỏi thận.
– Nguyên nhân do nước tiểu quá bão hòa về oxalat. Dư thừa hàm lượng oxalat do tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm như ần tây, tỏi tây, củ cải, rau cải, khoai lang, đậu xanh, đậu tương, bí, ớt, cà tím, măng tây,… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận – sỏi canxi. Do đó, các bạn cần bổ sung sao cho hợp lý các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày. Nhất là đối với những người bị bệnh sỏi canxi cần hạn chế tiêu thụ.

Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng

Dạng sỏi thận này chiếm một phần nhỏ trong số các bệnh nhân bị sỏi thận. Nguyên nhân gây nên sỏi struvite là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong thời gian dài. Chính vì vậy, để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh sỏi thận struvite thì mỗi người/bệnh nhân cần chú ý tới việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh bị nhiễm khuẩn. Việc điều trị cần thiết phải dùng kháng sinh.

Sỏi axit uric

Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi.
Nguyên nhân chính được xác định gây nên sỏi axit uric là do nước tiểu quá bão hòa acid uric. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh gout, béo phì, bệnh nhân tiểu đường. Để phòng tránh căn bệnh này trước hết có thể cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều các loại thức ăn chứa lượng đạm cao, phòng tránh và điều trị có hiệu quả các căn bệnh có liên quan nêu trên.

Sỏi cystin

Sỏi cystin rất hiếm, hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này.
Trên đây là các loại sỏi trong bệnh sỏi thận thường gặp phải. Tùy thuộc vào từng loại sỏi và tình trạng bệnh mà có biện pháp và hướng điều trị được áp dụng phù hợp. Người bệnh vì thế cần được xác định đúng loại sỏi thận để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *