NHẬN BIẾT DẤU HIỆU SUY THẬN

Bệnh suy thận hiện đang là nỗi lo của không biến bao nhiêu người. Người mắc bệnh thận thường thì trong giai đoạn đầu không thể phát hiện được vì giai đoạn này các triệu chứng của bệnh biểu hiên không rõ. Thận của một người có thể chết đi hoặc tạm ngưng hoạt động vì một bệnh lí nào đó. Suy thận là hiện tượng thận bị tổn thương nghiêm trọng cần được phát hiện sớm và có cách điều trị thích hợp để không gây nên những biến chứng ví dụ như ung thư thận…Cùng tìm hiểu thêm về cách nhận biết bệnh suy thận để giúp ích cho bệnh nhân trong điều trị bệnh.

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU SUY THẬN
Dấu hiệu nhận biết bệnh thận

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU SUY THẬN

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận

  • Có thể nhận biết triệu chứng của suy thận cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24g là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
  • Để phòng ngừa suy thận mãn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu phải đi khám và điều trị đúng cách; tránh bị sạn thận bằng cách uống nước nhiều. Khi bị sạn thận (cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu) phải điều trị ngay để không gây bế tắc. Uống đủ nước để duy trì lượng nước tiểu khoảng 1,5 lít/ngày. Không nên ăn quá nhiều đạm động vật, vì ăn nhiều đạm sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn (chức năng chính của thận là biến dưỡng chất đạm). Tránh ăn mật cá, mật rắn, tránh để nhiễm trùng, nhiễm độc… Khi bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, tiểu đường… cần tuân thủ điều trị thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Với những người chỉ còn một thận cho người khác một thận, có bệnh lý bị teo một thận, bị sạn thận làm hư mất một thận, bị chấn thương mất một thận…, không có dự trữ thứ hai, tuyệt đối tránh các biến chứng do những bệnh khác gây ra.
  • Trong khi đó, triệu chứng của bệnh suy thận mãn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.
  • Để chẩn đoán suy thận mãn, phải cần đến những xét nghiệm cơ bản là đánh giá nồng độ urê máu và créatinine máu. Để phát hiện sớm một bệnh nhân có bị suy thận mãn hay không, trong quá trình theo dõi các bệnh lý nội khoa bác sĩ phải thường xuyên cho bệnh nhân kiểm tra định kỳ hai chỉ số urê và créatinine

Vì vậy, để biết chính xác việc tiểu đục, tiểu ra máu, đau lưng, tiểu đêm… liên quan đến bệnh lý thận hay không, bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh. Các bệnh viện đã làm được nhiều loại xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng… để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về thận.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *